Cháy chung cư, cháy nhà ở,… là mối nguy hiểm tiềm tàng ẩn mình xung quanh cuộc sống của chúng ta. Chính vì thế nắm giữa kỹ năng thoát hiểm khi có cháy là một trong những cách giúp bạn sống sót khi thảm họa xảy ra. Trong bài viết hôm nay, TC Việt Nam sẽ chia sẻ cho bạn 10 kỹ năng thoát hiểm thường được sử dụng khi gặp hỏa hoạn. Cùng tìm hiểu để biết được những kỹ năng đó là gì nhé!
Để có thể tránh được thiệt hại về người và của do hỏa hoạn gây ra bạn cần nắm rõ 10 kỹ năng thoát hiểm khi có cháy sau đây:
10 kỹ năng thoát hiểm khi có cháy
Cháy nổ là một trong những sự cố cực kỳ nguy hiểm gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Vì vậy, việc trang bị các kỹ năng thoát hiểm khi có cháy là vô cùng quan trọng, giúp giảm thiểu tối đa rủi ro và bảo vệ tính mạng của bản thân và những người xung quanh trong các tình huống cấp bách. Sau đây là 10 kỹ năng thoát hiểm khi có cháy mà bạn cần phải có:
Video hướng dẫn chi tiết 10 kỹ năng thoát hiểm khi có cháy
https://www.youtube.com/watch?v=rq8-L9C_bRE
Kỹ năng 1: Giữ bình tĩnh
Việc giữ trạng thái bình tĩnh và ổn định sẽ giúp ta xử lý tình huống tốt hơn.
Nếu là đám cháy nhỏ, hãy sử dụng bình chữa cháy và phun dập lửa ngay lập tức. Trong trường hợp là đám cháy lớn thì lại càng phải bình tĩnh để tìm ra phương pháp giải quyết tối ưu.
Nếu đám cháy có xu hướng phát triển và lan rộng, bạn cần thông báo cho mọi người trong khu vực cùng biết, từ đó phối hợp với nhau để dập tắt đám cháy nhanh nhất có thể. Bạn có thể báo cho mọi người bằng nhiều hình thức báo động như hô hoán, đánh kẻng hay phát thanh trên loa…
Kỹ năng 2. Chống ngạt
Đa số các trường hợp tử vong khi có cháy là do bị ngạt khí độc. Do đó, nếu có thể, bạn nên lấy khăn hoặc vải thấm nước để che kín miệng và mũi. Chiếc khăn này sẽ có vai trò như một chiếc mặt nạ chống độc, giúp bạn lọc không khí và thông khí dễ dàng hơn.
Tuyệt đối không lại gần những không gian dễ gây ngạt như phòng kín hay các địa điểm có khả năng phát nổ như bình gas, tủ lạnh và máy lạnh… Sử dụng khăn thấm nước để chống hít khói là một kỹ năng thoát hiểm khi có cháy rất quan trọng.
Lúc di chuyển, lưu ý nên cúi thấp thân người, trườn bò và dùng khăn tẩm nước nước để bịt mũi. Khi chuẩn bị thoát ra bằng một lối cửa hoặc cầu thang, bạn cần kiểm tra trước độ nóng của khu vực đó bằng cách đặt mu bàn tay lên cửa.
Lưu ý không mở cửa nếu thấy cửa ấm hoặc nóng, nếu thấy có lửa và khói thoát lên từ phía bên kia thì cần đóng cửa ngay lập tức, đồng thời chèn kỹ các khe hở để không cho khói lửa lan vào phòng.
Kỹ năng 3: Di chuyển, không dùng thang máy
Khi có hỏa hoạn, điều đầu tiên mà những người quản lý làm chính là tắt toàn bộ hệ thống điện, do đó nếu bạn sử dụng thang máy trong trường hợp này rất có khả năng sẽ bị nhốt lại ở bên trong.
Ngoài ra, hố thang máy hút khói vô cùng mạnh, chỉ một thời gian ngắn sau khi đám cháy bùng phát thì toàn bộ hố thang máy đã bị khói lấp đầy và người ta sẽ chết vì khói. Một trong những điều cần chú ý và đó cũng là kỹ năng thoát hiểm khi có cháy vì thang máy liên quan đến hệ thống điện nếu cháy có thể ảnh hưởng đến hệ thống điện dẫn đến việc chúng ta sẽ bị kẹt lại.
Bên cạnh đó, các loại thang máy hiện nay cũng rất hiếm khi được trang bị cửa chống cháy, do đó chỉ chịu được mức nhiệt độ nhất định.
Ngoài ra, một số thang máy hiện nay còn được thiết lập cảm biến cháy, và thang máy sẽ tự động chạy về một tầng nào đó đã được lập sẵn, thông thường là tầng 1. Trong trường hợp tầng 1 cháy mạnh nhất, thang máy tự chạy về tầng 1 sẽ vô cùng nguy hiểm cho những người bên trong.
Kỹ năng 4: Mở cửa
Trước khi mở cửa, hãy đặt mu bàn tay lên cửa để kiểm tra độ nóng. Trường hợp cảm thấy cửa ấm và nóng thì điều này đồng nghĩa với việc đám cháy đang rất lớn ở bên ngoài, bạn không nên mở cửa ra mà hãy tìm một lối thoát khác.
Trong trường hợp an toàn, bạn nên mở cửa theo tư thế nghiêng người, tránh mặt sang một bên để tránh bị tạt lửa.
Nếu ngọn lửa quá lớn và khói đã bao trùm hành lang, không thể thoát ra ngoài thì bạn nên bình tĩnh và dùng chăn ẩm, băng dính bịt kín các khe cửa để tránh khói độc lan vào phòng. Sau đó, ở lại khu vực chờ phòng cháy chữa cháy để cứu hộ đưa đến địa điểm an toàn.
Kỹ năng 5: Báo động
Khi khói độc bắt đầu lan rộng toàn bộ căn phòng, bạn không tìm thấy lối ra cửa chính thì hãy cố gắng di chuyển ra ban công hoặc cửa sổ. Sau đó, hét lớn cầu cứu hoặc sử dụng vật dụng như khăn, áo, đèn pin siêu sáng, dùng đèn flash điện thoại (trời tối)… nhằm thu hút sự chú ý của lực lượng cứu hỏa và cứu nạn hỗ trợ giải thoát đưa đến nơi an toàn.
Bên cạnh đó, bạn cũng hãy nên gọi ngay cho lực lượng phòng cháy chữa cháy theo số hotline 114 để thông báo vị trí cụ thể của mình.
Kỹ năng 6: Nghe theo chỉ dẫn của đội chữa cháy
Sau khi bạn đã được lực lượng cứu hỏa phòng cháy chữa cháy đưa ra khỏi khu vực nguy hiểm. Tiếp đến bạn hãy giữ bình tĩnh, tập trung lắng nghe kỹ và thực hiện theo mọi chỉ dẫn của đội phòng cháy chữa cháy để đảm bảo an toàn cho tính mạng.
Tuyệt đối không được tự ý sơ cứu hoặc hành động theo người khác khi chưa được cho phép. Nếu bạn có thể, hãy giúp đỡ những người xung quanh, đặc biệt là người già, trẻ em và người khuyết tật.
Kỹ năng 7: Không núp ở những nơi khó tìm như nhà vệ sinh, phòng kín
Chạy thoát hiểm khỏi đám cháy bằng cách núp ở những nơi khó tìm như nhà vệ sinh hoàn toàn không phải là lựa chọn an toàn. Nhà vệ sinh thường sẽ không có cửa sổ hoặc cửa thông gió, do đó khói độc sẽ dễ dàng xâm nhập vào bên trong.
Thêm vào đó, khi có cháy, lực lượng cứu hộ cũng sẽ ưu tiên giải cứu người ở khu vực dễ tìm trước. Hơn nữa, trường hợp đám cháy lan rộng cũng sẽ làm cho bạn bị mắc kẹt trong nhà vệ sinh, khiến bạn càng gặp nguy hiểm, cơ hội sống sót ở mức rất thấp.
Kỹ năng 8: Kỹ năng xử lý bị bén lửa
Nguy cơ bị bén lửa vào người là không thể tránh khỏi khi có hỏa hoạn xảy ra. Nếu chẳng may bạn bị bén lửa vào người, tuyệt đối không được bỏ chạy vì lửa sẽ cháy mạnh hơn. Tìm ngay đến nguồn nước gần nhất để dập lửa, hoặc nằm xuống đất, úp hai tay vào mặt và lăn qua lăn lại cho đến khi lửa tắt hoàn toàn.
Nếu lửa làm cháy quần áo của bạn, hãy dừng cử động và nằm ngay xuống đất, lăn qua lăn lại cho đến khi dập tắt lửa hoàn toàn. Bạn không nên chạy vì tác động của gió sẽ làm lửa cháy mạnh hơn.
Trong trường hợp bị đè lấp trong đám cháy, hãy cố gắng bình tĩnh và thở đều, chờ người đến cứu. Việc hoảng loạn lúc này chỉ nhanh chóng làm bạn kiệt sức hơn mà thôi. Nếu cảm thấy có người đến cứu, hãy la lên thật to để được phát hiện.
Kỹ năng 9: Kỹ năng xử lý sau khi thoát ra ngoài
Một trong những kỹ năng thoát hiểm khi có cháy quan trọng chính là kỹ năng khi thoát ra ngoài. Mỗi tòa nhà đều có thiết kế kiến trúc khác nhau, do đó đừng quên tìm hiểu những lối thoát an toàn khi bạn bắt đầu đến sống hay làm việc ở một tòa cao ốc nào đó.
Ngoài ra, hãy tìm hiểu những lối thoát hiểm an toàn hơn trong trường hợp xấu nhất có thể. Nếu ở chung với hộ gia đình, hãy chạy trong tư thế cúi người tới nơi có cửa ra ngoài càng xa càng tốt.
Khi chạy ra ngoài, hãy men theo bờ tường để giữ được phương hướng khi có nhiều khói và lửa, đồng thời cũng hạn chế việc bị xô ngã giữa dòng người. Lưu ý chỉ trèo ra ngoài cửa sổ khi thực sự an toàn và bên ngoài có người trợ giúp.
Cách thoát hiểm khi cháy ở chung cư
Khi đám cháy bùng phát lớn, khí độc nhanh chóng lây lan toàn bộ chung cư thì bạn cần phải nhanh chóng tìm cách thoát hiểm bằng cách: Bình tĩnh tìm cửa thoát hiểm hoặc nghe thông báo chỉ dẫn thông qua loa, trong lúc chạy hãy thông báo cho các phòng bên cạnh biết có cháy. Đồng thời, khi băng qua ngọn lửa, khí độc bạn hãy sử dụng chăn, khăn ướt trùm kín đầu, che kín miệng mũi hoặc sử dụng mặt nạ phòng độc.
Trong lúc thoát hiểm bạn cần phải hạ thấp người nhất có thể, bò hoặc cúi khom người và đi men theo bức tường. Trước khi mở cửa để thoát ra ngoài, bạn cần kiểm tra xem nhiệt độ cửa, sau đó tránh người sang một bên.
Nếu nhiệt độ cửa quá cao, thì bạn hãy nhanh chóng tìm ngay lối thoát khác như chạy ra ban công, cửa sổ và ra tín hiệu cầu cứu. Bên cạnh đó, bạn hãy dùng thang dây, rèm cửa, ga nối lại để trèo xuống đất. Lưu ý quan trọng là không được phép nhảy từ tầng cao xuống đất.
Một số lưu ý
Bên cạnh những kỹ năng thoát hiểm khi có cháy, bạn cũng cần nắm được một số lưu ý dưới đây để quá trình thoát hiểm diễn ra an toàn:
- Báo với mọi người xung quanh khi có cháy, đóng lại các cửa để hạn chế khói lan tràn ra ngoài.
- Dùng mọi cách để nhân viên cứu hỏa nhận ra như vẫy tay và la hét… khi thoát ra ngoài
- Tuyệt đối không sử dụng thang máy là kỹ năng thoát hiểm khi có cháy mà bạn cần lưu ý vì hỏa hoạn có thể ảnh hưởng đến hoạt động, chỉ nên dùng thang bộ để thoát ra.
- Chỉ nên giúp đỡ những người xung quanh thoát ra khi bản thân đủ tỉnh táo và còn khỏe.
- Để ý các đường thoát hiểm, sơ đồ thoát nạn khi sinh sống hoặc làm việc trong tòa nhà.
- Khi đã thoát nạn ra ngoài, chỉ nên tập trung ở một nơi và kiểm tra lại xem còn người kẹt trong đám cháy hay không. Từ đó có những biện pháp thích hợp để cứu người bị kẹt ra ngoài.
- Tuân thủ theo đúng hướng dẫn kỹ năng thoát hiểm khi có cháy của chỉ huy hoặc nhân viên cứu hộ trong thời gian thoát nạn ra ngoài.
- Nếu cảm thấy an toàn để thoát thân và có một cửa lớn đang đóng, trước khi thoát ra bằng lối đó phải kiểm tra độ nóng bằng cách đặt mu bàn tay lên cửa. Không mở cửa ra nếu thấy cửa ấm và nóng.
- Nếu lửa cháy lan vào quần áo, cần ngưng chuyển động, che mặt lại, nằm xuống và lăn qua, lăn lại cho đến khi dập tắt lửa.
- Nếu thấy người khác bị cháy, hãy ngăn người đó di chuyển, hướng dẫn nằm xuống đất và lăn người qua lại. Sử dụng chăn, mền, quần áo choàng lên người để dập lửa.
- Khi gặp người bị bỏng, ngất hoặc ngạt thì cần tổ chức sơ cứu ban đầu, trước khi đưa nạn nhân đi cấp cứu.
- Kịp thời báo cháy cho cơ quan PCCC theo hotline 114 để được hỗ trợ trong công tác thoát nạn, cứu nạn khi có người bị kẹt lại.
Biện pháp đề phòng hỏa hoạn
Tình trạng cháy nổ hiện nay xảy ra khá thường xuyên và hết sức phức tạp, do đó việc đề ra các biện pháp đề phòng hỏa hoạn đóng vai trò vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số biện pháp đề phòng hỏa hoạn, bảo vệ tính mạng của bạn, người thân và mọi người xung quanh:
- Không để những vật dụng dễ cháy nổ ở gần khu vực nấu ăn, nguồn điện
- Không dự trữ xăng dầu, chất đốt ở trong nhà, nếu có chỉ nên cất lượng nhỏ ở khu vực an toàn.
- Đậu ô tô, xe máy ở khu vực xa nhà bếp.
- Hạn chế sử dụng gỗ ván, xốp, mút hoặc giấy dán để trang trí trần nhà vì đây hầu hết là vật liệu dễ bắt lửa.
- Tuyệt đối không được vừa sạc điện thoại vừa bấm.
- Lắp đặt aptomat, cầu dao ngắt điện trong nhà để kịp thời ngắt mạch điện khi hệ thống điện quá tải hoặc khi có cháy.
- Đặt bàn là, quạt sấy nóng ở khu vực an toàn, tránh để người già, trẻ nhỏ tiếp xúc với các thiết bị này.
- Bố trí bàn thờ ở nơi an toàn, không lắp trần nhà bằng ván gỗ, đèn, hương nên phải đặt cách xa vật dễ cháy. Hạn chế trang trí vàng mã, hương, nến trên bàn thờ. Chỉ đốt đèn, thắp hương khi có người lớn ở nhà.
- Lắp đặt vách ngăn giữa khu vực bếp phải bằng vật liệu chống cháy. Nếu sử dụng bếp gas, cần có biện pháp ngăn chuột cắn thủng ống dẫn gas. Sau khi nấu xong, đảm bảo tắt bếp và đóng khóa van gas.
- Trước khi ra khỏi nhà, nhớ tắt hết các thiết bị điện, tắt bếp, khóa van gas.
- Trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ như thang chống cháy, thang dây thoát hiểm, bình chữa cháy, mặt nạ chống khí độc,…
- Chuẩn bị sẵn dụng cụ phá vỡ để mở lối thoát khi có cháy như búa tạ, lưỡi rìu, xà beng chữa cháy,… Tránh để đồ vật cản trở gần cửa thoát hiểm, lối ra ban công.
- Mỗi gia đình cần phải thiết kế lối thoát hiểm.
- Khi có cháy, cần ngay lập tức thông báo cho mọi người xung quanh biết, gọi cứu hỏa hoặc liên hệ với đội dân phòng, cảnh sát xã, phường gần nhất. Bên cạnh đó, bạn cũng nên sử dụng các phương tiện có sẵn như bình chữa cháy để dập lửa, nhanh chóng di chuyển theo lối thoát hiểm.
Trên đây là một số kỹ năng thoát hiểm quan trọng mà bạn nên biết. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì, hoặc muốn thuê đội bảo vệ khi có đám cháy xảy ra, đừng quên liên hệ với Bảo vệ TC Việt Nam để được hỗ trợ và tư vấn trực tiếp.
Nguồn tham khảo: Cục phòng cháy chữa cháy